Bệnh trầm cảm sau sinh – Biện pháp nào giúp Mẹ bỉm sữa?

Trầm cảm sau sinh là bệnh lý khá phổ biến trong xã hội hiện đại nhưng không phải ai cũng đủ hiểu biết để nhận ra bệnh. Thực tế, bệnh trầm cảm sau sinh gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của người phụ nữ. Điều đó cũng không tốt cho sự phát triển của trẻ. Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh không khó nhưng đòi hỏi cần có kiên trì và sự trợ giúp từ người thân gia đình. Mong rằng với những thông tin về bệnh trầm cảm sau sinh chúng tôi chia sẻ dưới đây bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.

Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

✜ Bệnh trầm cảm sau sinh là tình trạng nữ giới xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, bi quan, sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn, thậm chí sinh ra ảo giác và có những hành động nguy hiểm cho bản thân, gia đình.

✜ Bệnh trầm cảm sau sinh có nhiều cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng khó nhận biết và thường bị bỏ qua nên chị em và người nhà cần chú ý quan sát để có thể nhận biết bệnh sớm.

✜ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh ở nữ giới như: do mâu thuẫn, căng thẳng trong quan hệ vợ chồng, kinh tế eo hẹp, áp lực từ việc chăm sóc con nhỏ, do mặc cảm, tự ti về bản thân, không có sự trợ giúp, quan tâm, chia sẻ từ phía người chồng và gia đình.

✜ Ngoài ra bệnh trầm cảm còn có thể gây ra do sự thay đổi đột ngột ở hoormone estrogen, progestrogen, thể tích máu, huyết áp hoặc ở những người gia đình có tiền sử mắc bệnh.

Bệnh trầm cảm sau sinh, vấn đề cần được quan tâm

Triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh có những dấu hiệu nhận biết như sau:

– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng

– Có những suy nghĩ bi quan, thường xuyên lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, mất tập trung

– Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thường trằn trọc, tỉnh giấc

– Buồn bã, hay cáu gắt, dễ bị nổi nóng

– Luôn có cảm giác trống rỗng, không muốn làm bất cứ việc gì, thậm chí không có hứng thú với những sở thích trước đây như nghe nhạc, đọc sách, chơi thể thao…

– Không có hứng thú với tình dục

– Cảm giác chán ghét bản thân, chán ghét chồng, con…

Cách phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh cần kết hợp điều trị bằng thuốc và điều trị tâm lý mới mang lại hiệu quả. Trong quá trình điều trị cần có sự quan tâm, chia sẻ từ phía gia đình là từ người chồng.

Để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh, chị em cũng cần thực hiện một số lưu ý sau:

+ Chuẩn bị đầy đủ tâm lý, kiến thức trong việc chăm sóc con nhỏ

+ Suy nghĩ lạc quan, tích cực. (Tránh suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, bi quan, những thứ “vớ vẩn”)

+ Chú ý vấn đề ăn uống khoa học, ngủ nghỉ hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho cả mẹ và sự phát triển của Bé

+ Tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học (có thể là các bài thiền, yoga, hay đi bộ nhẹ nhàng…)

+ Tâm lý của chị em sau sinh thường rất “bất ổn”, chồng hoặc gia đình nên chú ý, quan tâm, trò chuyện chia sẻ để ổn định tâm lý cho “mẹ bỉm sữa”.

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh trầm cảm sau sinh ở nữ giới. Trong trường hợp nếu tình trạng bệnh nặng, gia đình không nên ngần ngại, cần đưa bệnh nhân đi gặp bác sĩ tâm lý ngay trước khi có thể có những hậu quả nguy hiểm. Tư vấn sức khỏe sinh sản nhanh Click BÁC SĨ TƯ VẤN ngay để được giải đáp miễn phí.