Tử cung của nữ giới hay còn gọi là dạ con là một trong những cơ quan sinh sản của nữ giới, là một khối cơ rỗng, có tác dụng nuôi dưỡng bào thai khi thai nhi đã được hình thành, khả năng giãn nở của tử cung rất tốt và là cơ quan rất khỏe. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng nắm rõ được những thông tin về cơ quan sinh sản này. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về tử cung phụ nữ mọi người cùng theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích.
Tử cung phụ nữ có cấu tạo thế nào?
Kích thước tử cung phụ nữ bằng khoảng trái lê, vị trí ở bên trong phần trên của khung xương chậu, ở ngay phía sau bàng quang, trước trực tràng. Ở chị em nào cũng vậy, tử cung thường sẽ bao gồm 3 phần đó là:
✜ Đầu hẹp tử cung hay còn được gọi là cổ tử cung, có tác dụng liên kết tử cung và âm đạo bên dưới, phần này thực hiện chức năng như khối cơ co thắt điều tiết tác nhân ra vào bộ phận này.
✜ Thân tử cung hay còn gọi là thể vân, là một khu vực mở rộng có vị trí ở phía trên cổ tử cung, có tác dụng để trứng đã được thụ tinh thành hợp tử làm tổ và phát triển tại đây trong suốt quá trình thai kỳ.
✜ Đặc điểm của thành tử cung đó là dày hơn rất nhiều so với lớp cơ ở cổ tử cung, do chúng có chức năng bảo vệ thai nhi trong quá trình phát triển và bao gồm một lực mạnh để có thể đẩy bào thai ra khỏi cơ thể khi tới ngày sinh.
✜ Đáy tử cung nằm ở phía trên cùng của tử cung, đặc điểm đó là một khu vực có hình vòm, mỗi cạnh của đáy tử cung đều có một ống dẫn trứng nhô ra ngoài.
Chi tiết hơn trong phần thành tử cung còn được cấu tạo từ 3 lớp mô khác nhau đó là:
✜ Màng tử cung là lớp ngoài cùng: Đây là lớp màng huyết thanh nối với màng bụng và bao phủ các cơ quan quan trọng của khung xương chậu. Màng tử cung có chức năng bảo vệ bộ phận này tránh các lực ma sát bằng việc tạo ra một lớp biểu mô có vảy trên bề mặt, từ đó tiết ra huyết thanh để bề mặt được làm mềm.
✜ Lớp cơ tử cung là lớp thứ hai: Tại đây chứa nhiều lớp mô cơ nội tạng, khi nữ giới có thai lớp này sẽ có nhiệm vụ giúp tử cung giãn nở hết cỡ để chứa bào thai tồn tại trong đó và khi tới ngày sinh sẽ co thắt lại.
✜ Lớp niêm mạc tử cung: Nằm trong lớp cơ này, hay còn có tên gọi khác là màng trong dạ con, có cấy tạo từ lớp biểu mô đơn giản được xếp theo chiều dọc với nhiều tuyến ngoại tiết và một lớp mô mạch có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm nâng đỡ để phôi và thai nhi phát triển trong chu kỳ thai.
- Dấu hiệu ung thư cổ tử cung (CẦN BIẾT)
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung những lưu ý
- Chửa ngoài dạ con – Nhiều biến chứng
Tử cung có chức năng gì ở phụ nữ vậy?
Chị em phụ nữ sẽ có kinh nguyệt: Khi nữ giới tới thời kỳ rụng trứng, lớp mô mạch tại niêm mạc tử cung sẽ dày lên đón nhận quá trình đón nhận hợp tử, hoặc trứng khi đã được thụ tinh. Trường hợp trứng đã đi vào tử cung nhưng chưa xảy ra quá trình thụ tinh, thì sẽ di chuyển ra khỏi cơ thể, từ đó các mạch máu của lớp niêm mạc này sẽ teo lại và bong ra, hàng tháng sẽ xảy ra quá trình này, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài trong khoảng 28 ngày.
Mang thai và nơi thai nhi phát triển: Khi trứng đã được thụ tinh thành công và tạo thành hợp tử, nó sẽ làm tổ tại lớp niêm mạc và phát triển thành phôi thai sau đó sẽ hình thành nên bào thai, lúc này lớp niêm mạc sẽ thay đổi và tạo thành nhau thai để cung cấp các dưỡng chất cần thiết và oxy trong máu của người mẹ sang cho thai nhi, cùng với đó là quá trình chuyển CO2 cùng các chất thải có trong quá trình trao đổi chất của thai nhi vào máu của người mẹ và đưa ra khỏi cơ thể.
Tử cung có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với quá trình sinh của nữ giới, khi bước vào cuối thai kỳ, trước lúc lâm bồn, hormone sẽ kích thích sự co bóp của các cơ bắp ở lớp cơ tử cung, vào lúc này cường độ tác động và nồng độ sẽ tăng cao.
Cổ tử cung sẽ giãn nở hết sức và co bóp mạnh và kéo dài lâu để thai nhi có thể ra khỏi tử cung qua âm đạo và chào đời.
Từ đó có thể thấy tử cung phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, hy vọng với những thông tin được chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa qua bài viết trên đây sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quát hơn về tử cung ở nữ giới và có được sự chăm sóc tốt hơn.