Hành trình mang nặng đẻ đau của mỗi người phụ nữ gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể nhưng cũng mang lại không ít niềm vui và hạnh phúc. Trong suốt 9 tháng 10 ngày mẹ sẽ cảm nhận thấy sự hiện diện và phát triển của bé trong bụng qua từng ngày. Đây cũng là sợi dây gắn kết nuôi dưỡng tình cảm mẹ con ngay từ giai đoạn đầu. Để giúp chị em hiểu rõ hơn về hành trình 9 tháng 10 ngày của bé yêu trong bụng mẹ, chúng tôi sẽ chia sẻ trong phần nội dung dưới đây.
Hành trình phát triển của bé trong bụng mẹ
Hành trình phát triển của bé yêu trong bụng mẹ.
Mỗi lần xuất tinh sẽ có khoảng 280 triệu tinh trùng xuất ra nhưng chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh gặp được trứng và tạo thành hợp tử. Sau khi tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ tiếp tục phân chia, biệt hóa và di chuyển vào tử cung để làm tổ. Quá trình phát triển của bé trong bụng mẹ sẽ trải qua những giai đoạn:
Giai đoạn phôi thai
Diễn ra từ lúc thụ tinh đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Khi phát triển đến tuần thứ 8, phôi thai đã có hình dáng khuôn mặt khá rõ nét, hình thành các bộ phận cơ bản như tay chân, xương và có những cử động tự phát. Kể từ tuần thứ 4 đã xuất hiện những nhịp đập tim thai đầu tiên.
Giai đoạn thai nhi
Từ tuần thứ 8 thai có kích thước tương đương một trái nho và sẽ phát triển trong 32 tuần tiếp theo. Thai sẽ phát triển dần về kích thước và cấu tạo hoàn chỉnh để sau có thể tự tách ra khỏi cơ thể mẹ.
Ở tuần 11, bé có thể tự gập các cổ tay, cổ chân hoặc đáp trả lời khi gặp những kích thích.
Ở tuần 14, bé biết mút tay, biết nuốt và hít thở.
Ở tuần 19, da bé được bao phủ bởi một lớp lông dài và một lớp màng để tránh da tiếp xúc trực tiếp với nước ối, móng tay bé cũng mọc dài.
Ở tuần 22, cơ thể bé gần như đã hoàn thiện để có thể tách ra khỏi cơ thể mẹ nhưng phổi vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ chưa thể tự hít thở.
Ở tuần 25, trẻ có khả năng cảm nhận và đáp trả lại những tiếng động trong cơ thể mẹ như tiếng máu chảy, tiếng tim đập hay khi mẹ vuốt ve bụng bầu.
Ở tuần 26, con đã mọc lông mi và lông mày.
Ở tuần 28, bé đã mở được mắt trong bụng mẹ.
Ở tuần 30, bé đã tự hít thở được những nhịp đầu tiên.
Ở tuần 35, bé đã biết chớp mắt, da hồng hào hơn và cựa quậy mạnh hơn.
Đến tuần 40, cơ thể bé đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng rời khỏi cơ thể mẹ.
Khi ở trong bụng mẹ, dây rốn của bé sẽ dài khoảng 50 cm. Khi bé chào đời, dây rốn sẽ được cắt đi chỉ chừa lại 2 – 3 cm. Cuống rốn sẽ teo dần và rụng đi sau 1 – 3 tuần. Giai đoạn này, cha mẹ cần vệ sinh cho bé sạch sẽ, đúng cách để tránh viêm nhiễm.
Thời gian gian đầu mới sinh, là bốn tuần đầu tiên trong giai đoạn của một đứa bé được gọi là giai đoạn sơ sinh, đây là thời kỳ thường có nhiều thay đổi và thích nghi và cũng chính là giai đoạn nguy hiểm của cuộc đời, có tỷ lệ tử vong cao hơn bất cứ giai đoạn nào khác, các bác sĩ Phòng khám Thái Hà khuyên cha mẹ, người thân cần hết sức lưu ý trong chăm sóc cho bé.