Kinh nguyệt thường xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì (khoảng 16 tuổi). Hiện nay, độ tuổi nữ giới bắt đầu có kinh thường sớm hơn (13 – 15 tuổi). Bắt đầu có kinh nguyệt đồng nghĩa với việc nữ giới có khả năng mang thai nếu quan hệ tình dục không an toàn. Chính vì vậy, nếu đã đến độ tuổi dậy thì nhưng không thấy kinh nguyệt xuất hiện nữ giới cần lưu ý vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
Thế nào là hiện tượng không có kinh nguyệt?
Không có kinh nguyệt hay còn gọi là tình trạng vô kinh bao gồm 2 dạng là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát với nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:
Không có kinh nguyên phát
Không có kinh nguyên phát là tình trạng nữ giới đã đến 18 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt. Tình trạng này có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
Do khuyết tật bẩm sinh như bị teo buồng trứng, suy tuyến yên…khiến trứng không thể trưởng thành và rụng trứng. Nếu không có quá trình rụng trứng sẽ không thể có kinh nguyệt. Chị em có thể nhận biết qua việc không có lông mu hoặc lông vú;
Do màng trinh bị bịt kín hay tình trạng màng trinh không có lỗ thủng khiến máu kinh không thoát ra ngoài được;
Nữ giới không có vách ngăn âm đạo hay không có cổ tử cung bẩm sinh;
Chị em cần nhận biết sớm những tình trạng này để có cách chữa trị kịp thời.
Không có kinh nguyệt thứ phát
Không có kinh nguyệt thứ phát, vô kinh thứ phát là tình trạng nữ giới có kinh nhưng vì lý do nào đó mà kinh nguyệt không xuất hiện trở lại. Nguyên nhân có thể như sau:
Do mang thai và sinh con, cho con bú;
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh như: thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai…
Ảnh hưởng tâm lý khiến kinh nguyệt bị chậm như căng thẳng, stress, lo lắng, suy sụp, buồn bã… trong thời gian dài;
Vận động, làm việc quá sức khiến cơ thể suy nhược ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, phóng noãn;
Cơ thể đột ngột tăng cân hoặc giảm cân cũng sẽ gây rối loạn hormone nữ, gây chậm kinh;
Nữ giới nạo phá thai nhiều lần gây ra các biến chứng như: viêm nhiễm phụ khoa, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm nhiễm buồng trứng, dính buồng cổ tử cung dẫn đến tắc kinh;
Các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm gây tắc kinh như: rối loạn nội tiết tố, u nang buồng trứng, u tuyến yên, suy buồng trứng…
Để tìm ra nguyên nhân chính xác khiến nữ giới không có kinh nguyệt là gì, bạn nữ nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
- Kinh nguyệt màu đen biểu hiện bệnh lý
- Kinh nguyệt ra ít nguyên nhân do đâu?
- Chậm kinh 2 tuần chị em lo lắng
Không có kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào?
Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khỏe sinh sản của nữ giới. Do đó, nếu kinh nguyệt có những biểu hiện bất thường cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Dù bị vô kinh nguyên phát hay vô kinh thứ phát đều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe nữ giới. Hầu hết nữ giới sẽ lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, trầm cảm.
Nếu xuất phát do những nguyên nhân bẩm sinh thì buồng trứng sẽ không thể hoạt động bình thường, quá trình rụng trứng, phóng noãn không diễn ra được, điều này gây vô sinh, hiếm muộn, khó thụ thai…
Trường hợp bị mất kinh do bệnh lý, do tổn thương cũng khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn, cản trở việc thụ thai. Việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và hạnh phúc của các cặp vợ chồng.
Không có kinh nguyệt còn có thể gây ra các bệnh lý bất thường khác như: rối loạn chức năng tuyến giáp, bệnh gan, thận, ung thư…
Nên làm gì khi không thấy kinh nguyệt?
Nếu sau 16 tuổi mà vẫn không thấy có kinh bạn nữ cần đi khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.
Nếu phát hiện ra nguyên nhân là do một số bệnh lý phụ khoa cần điều trị sớm mới mang lại hiệu quả.
Sau quá trình thăm khám cụ thể, tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp thích hợp (Chị em có thể điều trị bằng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật nếu cần thiết).
Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp phòng tránh tình trạng này như sau:
Ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng một cách hợp lý;
Tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng khoa học và đều đặn;
Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress…
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.
Với những thông tin về hiện tượng không có kinh nguyệt hay vô kinh trên đây chúng tôi vừa chia sẻ hy vọng chị em sẽ giải đáp được những thắc mắc mà mình đang gặp phải. Nếu có những thắc mắc nào khác cần được tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà theo số điện thoại 0325.780.327 hoặc để lại Comment Facebook phía cuối bài viết, các chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn nhanh .