Trứng và tinh trình sau khi gặp nhau sẽ thụ tinh và di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung. Tuy nhiên thời gian thai di chuyển vào tử cung nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào từng trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai. Để giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề khi nào thai vào tử cung, các bác sĩ tại Phòng khám phụ khoa Thái Hà sẽ chia sẻ rõ hơn trong nội dung bài viết dưới đây để mọi người có cái nhìn chi tiết hơn!
Khi nào thai vào tử cung?
✜ Mỗi lần suất tinh của nam giới sẽ phóng ra khoảng 300 – 500 triệu tinh trùng. Trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng nếu có trứng đang chờ ở đây. Tinh trùng có thể cầm cự trong môi trường âm đạo từ 48 – 72h nhưng trứng chỉ có thể chờ từ 12 – 24h. Chính vì vậy, nếu may mắn trứng và tinh trùng gặp nhau đúng thời điểm quá trình trứng thụ tinh sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.
✜ Sau khi trứng đã thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử và di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung. Sẽ mất từ 3 – 7 ngày, thậm chí là 10 ngày để hợp tử di chuyển vào tử cung, bám vào lớp màng mỏng tại đây để làm tổ. Quá trình này gọi là thụ thai và bắt đầu phát triển trong túi ối.
✜ Tuy nhiên đó là về mặt lý thuyết, thời gian trứng di chuyển vào tử cung mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng chị em. Chính vì vậy chị em không nên quá lo lắng khi thấy bị chậm kinh nhưng thử thai vẫn thấy hiện 1 vạch vì có thể lúc này thai vẫn chưa di chuyển vào tử cung.
Những lưu ý khi thai vào tử cung
Chủ động tìm hiểu những lưu ý khi nào phôi thai vào tử cung sẽ giúp chị em bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé tốt hơn. Việc thai chưa vào tử cung hay thai ngoài tử cung đều tiềm ẩn những mối nguy hiểm cho thai phụ, cần được biết sớm để có hướng sử lý kịp thời. Bên cạnh đó cần chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ quyết định rất lớn đến sự phát triển của thai. Chính vì vậy, chị em nên thực hiện theo những lưu ý ăn uống, sinh hoạt sau:
– Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh
– Tránh ăn quá nhiều những thực phẩm chứa nhiều vitamin A vì có thể gây phản tác dụng
– Không ăn các đồ sống, gỏi vì có thể gây nhiễm giun, sán hoặc ngộ độc
– Hạn chế ăn đồ đông lạnh, thức ăn anh, chiên qua dầu mỡ nhiều lần, đồ hun khói
– Tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích
– Không nên ăn các thực phẩm có khả năng tăng sự co bóp của tử cung như: rau ngót, dứa, rau sam, mướp đắng, nước dừa, rau dăm…vì dễ dẫn đến sảy thai là trong 3 tháng đầu.
Những điều cần tránh của nữ giới mang thai
Khi mang thai chị em cần chú ý bảo vệ sức khỏe hơn bình thường vì điều này sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé. Cụ thể như sau:
– Hạn chế vận động mạnh hay thường xuyên làm việc quá sức
– Tránh thức khuya, dậy sớm, ngủ không đủ giấc
– Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như: khói thuốc lá, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, các sản phẩm chứa chì…
– Tránh xông hơi, tránh đi giày cao gót, ngồi xổm hay khuân vác vật nặng
– Quan hệ tình dục an toàn, lựa chọn những tư thế nhẹ nhàng, phù hợp
– Tránh làm tóc, sơn móng tay, trang điểm… trong thời gian mang thai.
- Nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
- Mổ thai ngoài tử cung có nguy hiểm không, cần lưu ý gì?
- Chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không?
Việc nhận biết các dấu hiệu mang thai và khi nào thai vào tử cung ở mỗi người sẽ khác nhau, có người nhận biết khá sớm, có người sẽ mất một khoảng thời gian, bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Nếu như cần được tư vấn thêm chi tiết, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến tổng đài tư vấn 0325.780.327 để được các bác sĩ tại Phòng khám Thái Hà giải đáp nhanh chóng .