Sinh ra những đứa con khỏe mạnh và lành lặn là điều mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên quá trình mang thai của người mẹ gặp nhiều biến động dẫn đến những bệnh dị tật ở thai nhi. Các bậc cha mẹ cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về bệnh dị tật bẩm sinh ở thai nhi để có thể phòng tránh trường hợp đáng tiếc.
Bệnh dị tật ở thai nhi là gì?
✎ Bệnh dị tật ở thai nhi bao gồm các biểu hiện như: biến dạng tứ chi, bệnh tim mạch, chậm phát triển trí tuệ, thể chất…
✎ Các bệnh dị tật bẩm sinh ảnh hưởng lớn và gây ra nhiều hệ lụy đối với sự phát triển của trẻ cũng như gia đình, xã hội. Theo thống kê cho thấy, bệnh dị tật bẩm sinh chiếm 34% số người khuyết tật ở Việt Nam.
✎ Bệnh dị tật bẩm sinh gây ra chủ yếu do những tác động bất thường trong quá trình mang thai khiến nhiễm sắc thể bị biến đổi và gây ra những biến dị.
Nguyên nhân gây bệnh dị tật thai nhi:
Các bệnh dị tật ở thai nhi gây ra chủ yếu do những nguyên nhân sau:
✜ Do tính di truyền: Những gia đình đã có tiền sử mắc dị tật bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây dị tật bẩm sinh với 1 số bệnh như: bệnh tim bẩm sinh, các bệnh về đường máu.
✜ Do người mẹ bị mắc bệnh khi mang thai: Trong quá trình mang thai nếu người mẹ mắc phải các bệnh như: đái tháo đường, viêm thận do vi khuẩn… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nhiễm sắc thể ADN và dẫn đến các dị tật bẩm sinh ở thai.
✜ Do ảnh hưởng từ môi trường làm việc độc hại: Làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với tia phóng xạ, sóng điện từ… cũng dễ dẫn đến tình trạng này.
✜ Do những thói quen sinh hoạt không tốt của người mẹ: Những thai phụ có thói quen sử dụng thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích, ăn nhiều đồ cay nóng cũng dễ dẫn đến dị tật thai.
✜ Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không đúng cách hay không theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng rất dễ dẫn đến tình trạng này.
Xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy thì cho kết quả chính xác?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm thích hợp để xác định các dị tật ở thai nhi như sau:
– Thai từ 12 – 14 tuần tuổi: phát hiện các bệnh như bệnh Down, dị tật tứ chi, bệnh tim
– Thai từ 21 – 24 tuần tuổi: phát hiện các bệnh sứt môi, hở hàm ếch
– Thai 30 – 32 tuần tuổi: phát hiện các bệnh liên quan đến tim mạch, não bộ, động mạch…
Có nên phá thai khi thai bị dị tật bẩm sinh?
➢ Việc bỏ đi “giọt máu” của mình là điều mà không một bậc cha mẹ nào mong muốn. Chính vì vậy, có nên phá thai khi thai bị dị tật bẩm sinh là vấn đề vẫn được “bỏ ngỏ”. Điều này sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức độ dị tật và mong muốn của người mẹ.
➢ Đối với những trường hợp bị dị tật các chi, 6 ngón, hở hàm ếch… có thể khắc phục được. Tuy nhiên, trường hợp bị não úng thủy, cụt tứ chi… thường bác sĩ sẽ chỉ định bỏ thai.
Các chuyên gia Phòng khám Thái Hà khuyên chị em nên đi khám thai định kỳ, sớm phát hiện các sị tật thai nhi và tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đưa ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra chị em cũng nên chú ý thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, đảm bảo chất lượng các bữa ăn khi mang thai. Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối tránh các thực phẩm chứa hóa chất, thuốc trừ sâu, chất bảo quản không tốt cho thai phụ và thai nhi.